Máy lạnh âm trần thường được thiết kế với công suất trên 2 HP, phù hợp cho không gian làm mát lớn. Ở bài viết này Rồng Vàng sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần một cách chi tiết nhất để cải thiện hiệu quả làm mát và duy trì độ bền sản phẩm nhé!
1Tại sao nên vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ?
Máy lạnh âm trần cũng giống như các thiết bị làm mát phổ biến khác, đều cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo thiết bị được hoạt động hiệu quả. Cụ thể, việc vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Cải thiện hiệu quả làm mát sau khoảng thời gian dài sử dụng.
- Phát hiện kịp thời các dấu hiệu hư hỏng hoặc những hoạt động bất thường của máy lạnh âm trần, nhờ đó tiết kiệm được khoản chi phí sửa chữa đáng kể.
- Khai thác hiệu suất hoạt động của máy tối ưu khi sử dụng, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ mỗi tháng.
- Duy trì độ bền sản phẩm.
2Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh âm trần 1 lần?
Thực tế, tùy theo tần suất sử dụng mà bạn nên vệ sinh máy lạnh âm trần khoảng 3 – 6 tháng/lần. Trường hợp, môi trường lắp đặt máy có chứa nhiều bụi bẩn thì bạn cũng nên cân nhắc vệ sinh máy lạnh âm trần khoảng 3 – 4 tháng/lần.
3Quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà
Lưu ý trước khi thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị vệ sinh máy lạnh.
- Nên ngắt nguồn điện của máy lạnh âm trần khoảng 5 tiếng trước khi vệ sinh, tránh tình trạng các bộ phận của máy vẫn còn tích điện, gây nguy hiểm.
- Kiểm tra sơ qua về tình trạng hoạt động của máy lạnh âm trần.
- Nên xả nước trong máng nước ra trước khi vệ sinh bộ phận này.
- Nên xịt nước xuôi thẳng theo chiều của cánh tản nhiệt để tránh làm cho bộ phận này bị biến dạng.
- Nên kiểm tra bo mạch máy xem có tình trạng bị ẩm ướt và đúng vị trí cũng như có xuất hiện dấu hiệu bất thường không.
- Tháo ốc vít trên mặt nạ máy cẩn thận.
Vệ sinh đối với dàn lạnh
- Bước 1: Di chuyển đồ đạc phía dưới máy lạnh âm trần (nếu có). Sau đó, bạn tháo mặt nạ máy và tấm lưới lọc để tiến hành vệ sinh.
- Bước 2: Tháo các bo mạch, rồi dùng chổi nhỏ để vệ sinh. Tiếp theo, bạn dùng máy thổi khí để hong khô để thổi sạch bụi bẩn và tránh ẩm ướt.
- Bước 3: Treo bạt ở các đầu góc của dàn lạnh âm trần, rồi dùng vòi xịt nước để rửa, tránh bị văng nước ra ngoài. Bạn xịt rửa lưới lọc, dàn lạnh và các bộ phận bên trong. Cuối cùng, bạn lấy khăn khô để lau, thậm chí có thể dùng máy sấy để hong khô các vị trí vừa xịt nước.
- Bước 4: Tháo bạt xe, lau khô bộ phận bơm nước và phần quạt dàn lạnh.
- Bước 5: Lần lượt lắp lại các bộ phận của dàn lạnh âm trần như máng nước ngưng, đấu nối lại dây điện, giắc cắm bo mạch, mặt nạ và lưới lọc.
Vệ sinh đối với dàn nóng
- Bước 1: Tháo mặt nạ dàn nóng máy lạnh âm trần.
- Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa quạt dàn nóng, dàn ngưng tụ và mặt nạ.
- Bước 3: Tiếp tục dùng vòi xịt để rửa sạch bên ngoài dàn nóng.
- Bước 4: Dùng máy sấy để hong khô các chi tiết vừa mới rửa bên trong và bên ngoài dàn nóng.
- Bước 5: Lắp lại các bộ phận tại vị trí ban đầu.